Không cứu người gặp nguy hiểm đến tính mạng phạm tội gì?

1. Không cứu giúp người đang gặp nguy hiểm tính mạng có bị phạt?

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định ở điều 132 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sunh năm 2017

Luật sư phân tích:
Con người đều có quyền được sống, được học tập..nhưng không phải ai cũng được thực hiện đầy đủ và trọn vẹn những quyền đó.Trong cuộc sống khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, khi có điều kiện thì phải giúp đỡ họ vì con người ai cũng đều có lương tâm , tình người.giúp đỡ người khác.Nêú không thực hiện nghĩa vụ cứu giúp khi thấy người nào đang gặp nguy hiểm đến tinh mạng khi có điều kiện mà không cứu giúp họ thì sẽ phạm vào tội được quy định tại điều 132 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sunh năm 2017

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm:
1. Mặt chủ quan của tội này là do lỗi cố ý, thường là cố ý gián tiếp. Người phạm tội do cố ý gián tiếp đã có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra, mặc dù họ đã nhận thức được hậu quả tác hại chết người có thể xảy ra.
2. Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện bằng hành vi không cứu giúp người khác khi người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cứu giúp kịp thời sẽ bị chết.
Người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có điều kiện cứu giúp. Tội phạm được thực hiện bằng phương pháp không hành động, lẽ ra người có điều kiện cứu giúp phải thực hiện nghĩa vụ cứu giúp nhưng không thực hiện nghĩa vụ cứu giúp của mình.
3. Khách thể của tội phạm là xâm phạm quyền sống con người
4. Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

2. Vụ học sinh chết oan và “kẽ hở” trong pháp luật hình sự

Mới đây, một em học sinh 14 tuổi đã chết oan do đi dưới cột đèn bị hở mạch, phóng điện. Việc chết người trước mắt, mà ai cũng thấy rõ là do lỗi của con người, nhưng cuối cùng không có ai chịu trách nhiệm hoặc không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được ai là điều vô lý và không thể chấp nhận được – xét về mặt lý luận pháp lý.

Chết oan vì cột đèn phóng điện

Khoảng 20 giờ 30 ngày 31-8-2009, em Cồ Quốc Duy cùng hai bạn học đi xe đạp về đến ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu thì trời mưa lớn. Đường ngập, lại bị cái “lô cốt” to đùng án ngữ giữa đường nên Duy rủ bạn đi lên vỉa hè. Vừa đưa xe lên vỉa hè, bất ngờ một luồng điện từ trụ đèn đường cạnh đó phóng thẳng vào người làm Duy ngã xuống. Hai bạn học vội nhảy đến kéo em ra cũng bị điện giật, phải kêu cứu.

Công an địa phương và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt nhưng … không ai dám đến gần em Duy. Mãi 30 phút sau, nhân viên của Công ty Điện lực Chợ Lớn, Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM mới xuống hiện trường cắt điện. Lúc đó, em Duy đã chết tại chỗ.

Các cơ quan chức năng đã tới xem xét. Thực nghiệm hiện trường cho thấy luồng điện 240V phát ra từ cột đèn chiếu sáng công cộng số 86 do hở mạch điện. Và đây chính là nguyên nhân gây ra cái chết đau lòng của em Duy. Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Sẽ lại không có ai bị xử lý ?

Trên báo Pháp luật TP.HCM, gia đình em Duy đã bày tỏ sự bức xúc: “Cháu tôi bị chết oan uổng do sự tắc trách của ngành điện. Sau mỗi sự việc đau lòng tương tự, các đơn vị liên quan chỉ hỗ trợ hay bồi thường cho gia đình nạn nhân rồi mọi việc lại tiếp diễn. Tôi mong muốn đừng bao giờ xảy ra thêm những cái chết oan uổng như thế này”. Gia đình cho biết sẽ gửi đơn đến cơ quan công an đề nghị khởi tố vụ án ( xem xét về mặt hình sự).

Cái chết của em Duy không phải là chuyện cá biệt. Cuối năm 2008 ở Hà Nội cũng xảy ra một vụ tương tự làm chết một sinh viên. Cách đây không lâu, một cô gái trẻ cũng bị điện giật chết lúc trời mưa ở quận Tân Phú (TP.HCM).

Với hậu quả là chết người, có thể thấy các sự việc như trên đều có dấu hiệu của một vụ án hình sự. Vì tính mạng con người là đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, để xác định ai, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm trước những cái chết đau lòng như vậy có thể nói là … “bó tay”! Vì hầu hết và chung qui lại, rồi sẽ không có ai đứng ra chịu trách nhiệm cả. Ông này sẽ chỉ ra lỗi của ông kia, rồi ông kia chỉ qua ông nọ … mà nói nôm na lại là lỗi chung của nhiều người, của cả một đơn vị nên không thể có chuyện một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Rồi cuối cùng là do lỗi của … ông trời ! Do ông trời đã làm mưa, là một dạng thiên tai, bất khả kháng, nên … (!?)

Mà theo nguyên tắc của pháp luật hình sự là không truy cứu trách nhiệm chung chung mà phải “cá thể” hóa trách nhiệm hình sự. Tức là chỉ xem xét về mặt trách nhiệm hình sự đối với một con người (cá nhân) cụ thể chứ không xem xét đối với tổ chức, pháp nhân. Nên trong trường hợp này “bó tay” là phải.

Thực ra, trong Bộ luật hình sự từ lâu đã có nhiều điều luật, qui định về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực an toàn, trật tự công cộng như : Tội cản trở giao thông đường bộ, tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn… nhưng không có tội danh nào đề cập đến chuyện nếu tài sản của một ai đó (chẳng hạn như trong sự việc này là cái cột điện của công ty điện lực) vì hư hỏng, phóng điện làm chết người thì sẽ có “ai đó” phải bị xử lý và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều này là hết sức vô lý, khi so sánh với việc một người chỉ cần có hành vi “đua xe trái phép”, “cản trở giao thông đường sắt” … – dù không làm chết ai vẫn có thể bị xử lý hình sự.

Hiện nay, có thể thấy tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM … khi mà trên trời thì dây diện chằng chéo như những mạng nhện, rất thiếu an toàn, phía dưới thì “lô cốt” mọc khắp nơi, chỉ một cơn mưa nhỏ đã có thể gây ngập trầm trọng, trong khi lượng người tham gia giao thông rất đông – thì có thể thấy chúng ta đang bị vô số những cái bẫy nguy hiểm rình rập và tính mạng của mọi người hầu như có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Liên quan đến những cái chết vô lý như vậy, khi mà chỉ trong hai tháng 6-7 năm 2008, đã có tới 8 trẻ em bị chết do lọt vào các “bẫy” công trường tại TP.HCM đã làm dấy lên dư luận phẫn nộ đối với việc thi công coi thường mạng sống người dân của đơn vị thi công đào đường. Trên báo điện tử VNExpress ngày 17-7-2009, trong bài viết “Thi công ‘lô cốt’ gây chết người, nhà thầu sẽ bị khởi tố”, đã dẫn lại ý kiến của của ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP. HCM rằng từ nay “UBND các quận, huyện sẽ phải chịu trách nhiệm nếu trên địa bàn xảy ra việc thi công cẩu thả gây chết người, còn nhà thầu phải bị khởi tố hình sự”.

Tuy nhiên, xét về mặt pháp luật thì ý kiến trên cũng không đúng. Trước hết là ở chỗ Chủ tịch UBND TP.HCM không có thẩm quyền khởi tố hình sự đối với ai. Mà đó là thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, viện kiểm sát, tòa án) – và phải theo đúng trình tự, qui định tại luật pháp hình sự.Và thực tế là đến nay, cũng chưa từng có nhà thầu nào bị khởi tố vì lý do trên.

Theo chúng tôi, việc chết người trước mắt, ai cũng biết là do lỗi của con người, mà lại không có ai chịu trách nhiệm hoặc không thể truy cứu trách nhiệm của ai là điều hết sức vô lý và không thể chấp nhận được.

Chúng tôi cho rằng đây là một “kẽ hở” hay chính xác hơn là sự khiếm khuyết của pháp luật hình sự hiện nay. Chúng ta cần phải sớm bổ sung những điều luật, theo đó phải áp sát với thực tế từ những vụ việc như trên, đưa ra những căn cứ cụ thể, rõ ràng – để có thể truy cứu cho được trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân nào do cẩu thả, tắc trách gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra những cái chết oan ức như của em Duy. Chẳng hạn như trường hợp này, phải xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên kiểm tra an toàn thiết bị điện hoặc thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm … Có như vậy, chúng ta mới có thể ngăn chặn và giảm thiểu những cái chết không đáng có như trường hợp em Cồ Quốc Duy.

3. Trả thù dẫn tới chết người có phạm tội không ?

Thưa luật sư! Em đang đi trên đường về nhà lúc đó cũng khoảng 21h, đường cũng vắng thì bị công an xã với dân phòng kêu em nhưng em không dừng lại em chạy luôn. Họ rượt theo rồi ép xe em và em bị ngả xe xuống lề đường do mặt đường lộ cao hơn nên có dốc. Em bị xe đèn gãy một xương mắt cá chân trái và gãy một xương đòn vai trái. Công an thấy em bị té như vậy rồi họ chạy luôn .Lúc đó thì trong người em có nhậu rồi ..sau nầy em mới đi qua đường đó hỏi thăm coi ai làm công an khu vực đó và giờ thì em điều tra ra được rồi. Hoàn cảnh gia đình em thì nghèo khó nên không thưa kiện được. Em không biết phải làm sao hết và nghĩ lại chuyện em buồn quá.
Luật sư cho em hỏi nếu một ngày nào đó em không kiềm chế được em tìm mấy người công an đó em trả thù lỡ mà họ có chết thì tội em sẽ như thế nào?
Mong luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo như những gì bạn đưa và giả sử hậu quả chết người đã xảy ra thì có thể bạn sẽ phạm tội giết người theo điểm q – khoản 1 – Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc tội vô ý làm chết nguời theo điều 128. Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật. Không một ai có quyền tước đoạt tính mạng của người khác ngoài những trường hợp pháp luật quy định nhằm giữ gìn an ninh trật tự,đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy bạn không được phép giết người khác kể cả trường hợp người đó nhờ bạn. Từ thông tin bạn cung cấp xác định được nếu hậu quả chết người xảy ra thì lỗi của bạn có thể là vô ý hoặc cố ý. Nếu là lỗi vô ý thì bạn phạm tội vô ý làm chết người, nếu là lỗi cố ý thì bạn có thể phạm một trong hai tội sau:

(i) Hậu quả chết người xảy ra thì phạm tội giết người;

(ii) Hậu quả chết người không xảy ra: tùy từng Tòa án mà bạn có thể bị xử theo tội cố ý gây thương tích theo Điều 134-Bộ luật hình sự hoặc Tội giết người chưa đạt theo Điều 123-Bộ luật hình sự.

Như vậy, dù hậu quả chết người xảy ra hay không xảy ra với lỗi cố ý hay vô ý bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cho nên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ bình tĩnh tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết sự việc của mình không nên vì chút nông nổi của bản thân mà để lại hậu quả không đáng có.

4. Người cha ném chết con thơ bị phạt 13 năm tù

Bị vợ từ chối quan hệ với lý do vừa sinh con xong, Phương giận dữ giật lấy đứa con mới tròn tháng tuổi ném xuống đất, tử vong. TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên phạt người cha này 13 năm tù.

Phiên tòa xét xử Phạm Thanh Phương tổ chức lưu động ngày 29/6 thu hút hàng trăm người dân Quảng Ngãi đến xem.

Theo cáo trạng, chiều 3/4, Phương đến nhà cha vợ là ông Bùi Hữu Tồn, ở xã Hành Tín Tây, Nghĩa Hành, để thăm vợ con. Khi vào nhà, Phương cãi vã với vợ là chị Bùi Thị Hòa, đòi quan hệ và đưa vợ con về nhà. Bị từ chối, anh ta lục lọi tìm xé giấy đăng ký kết hôn, rồi chạy đến ôm đứa con gái mới tròn 30 ngày tuổi của mình đang nằm trong nôi, ném xuống nền nhà. Hậu quả là bé Phạm Thị Ly đã chết trên đường đi cấp cứu.

Trước đó, Phương và Hòa quen nhau ở Bình Dương. Khi cô gái mang thai, cả hai trở về quê báo cáo cáo hai bên gia đình làm lễ đính hôn rồi cùng lên Đà Lạt làm thuê cho vựa rau ở Lâm Đồng. Đến tháng 11/2009, cả hai đưa nhau về quê đăng ký kết hôn. Đầu tháng 3, Hòa sinh một cháu gái, vừa tổ chức lễ đầy tháng được hai ngày thì bi kịch xảy ra.

Tòa nhận định, Phương nảy sinh hành vi ném con là vì mỗi lần đến thăm vợ con đều bị gia đình vợ cản trở. Nhiều lần Phương yêu cầu đưa vợ con về nhà nhưng không được ông ngoại vợ (ông Tồn) đồng ý.

Ông Tồn giải thích, sở dĩ không cho Phương đưa vợ về là do ông lo sức khỏe của cháu gái vừa mới sinh con, còn ở cữ.

5. Người bịa đặt, người tung tin có thể bị truy cứ trách nhiệm hình sự không ?

Chào Luật Minh Khuê, mới đây trên mạng xã hội có lan truyền 1 câu chuyện như sau: Hai mẹ con sản phụ tử vong do sinh thuận tự nhiên. Xin hỏi luật sư, nếu câu chuyện đó là bịa đặt thì người tung tin có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?

Luật sư tư vấn:

Hành vi tung tin đồn thất thiệt nhắm vào những người dùng mạng xã hội thiếu kĩ năng chọn lọc thông tin, luôn hứng thú với những tin giật gân nhằm câu like, câu view trên mạng xã hội và vi phạm pháp luật. Tùy vào sự ảnh hưởng và hậu quả của thông tin đó đến xã hội như thế nào thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trác nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính, căn cứ điểm g), khoản 3, điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Về xử lý hình sự, tùy vào mức độ của việc tung tin đồn thì người tung tin có thể bị xử lý theo điều 156 Bộ luật hình sự

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Leave Comments